Tư vấn và cung cấp hạt giống các loại.
Chất lượng hạt giống tốt, tỷ lệ nảy mầm cao, giao hàng tận nhà.

Monday, October 24, 2016

HẠT GIỐNG DƯA HẤU

1. Giới thiệu
Thêm một loại dưa hấu nữa được rất nhiều người ưa chuộng, đó chính là dưa hấu đường. Chính sự ngon, ngọt bổ dưỡng đã cuốn hút rất nhiều người muốn thử trồng loại dưa hấu này ngay tại nhà. Hãy cùng theo dõi cách gieo hạt và cách chăm sóc cây dưa hấu dưới đây nhé.



2. Kỹ thuật gieo hạt giống dưa hấu đường
- Xử lý hạt: hạt cần được ngâm trong khoảng 3 - 4 trong nước hơi ấm rồi vớt ra ủ trong một miếng vải. Để lúc nào nảy mầm thì tiến hành đem gieo, thời gian từ khi gieo cho đến lúc cây mọc là khoảng 2 ngày.
- Gieo trong bầu: để tiến hành ươm cây dưa hấu thì bạn hãy chuẩn bị bầu bằng túi no lông hoặc lá chuối đều được. Trong đó đất cần được pha trộn lẫn với xơ dừa và thêm chút phân chuồng hoai mục, đất ẩm. Dùng tay để dí hạt dưa hấu xuống dưới đất rồi lấp một chút đất lên trên bề mặt.
- Gieo thẳng: nếu muốn muốn rắc rối trong nhiều công đoạn thì bạn có thể đem hạt dưa hấu đường để gieo thẳng xuống đất đã được chuẩn bị sẵn. Nhưng đất cần được lên luống cẩn thẩn, sau đó để dùng chày để đục lỗ, chiều sâu của hố khoảng 10 cm, rồi bạn cho phân chuồng đã qua hoai mục vào hố. Tiến hành gieo hạt đã nảy mầm xuống dưới dất, lấp lên tên một lớp đất mỏng, mịn.
- Ánh sáng và nước: cây dưa hấu đường cũng như những loại dưa hấu khác ưa sáng và thích hợp trong điều kiện khí hậu nắng nóng. Thế nhưng loại cây này lại không chịu được ngập úng, không cần quá nhiều nước cây vẫn sinh trưởng tốt.

3. Kỹ thuật chăm sóc dưa hấu đường
- Khi cây được khoảng 5 - 7 ngày và có khoảng 2 - 3 lá thật thì bạn đem cây được gieo trong bầu đất để trồng xuống ruộng. Thật sự cẩn thận khi bóc túi nilong, tránh làm nứt rễ cây. Sau khi gieo xong thì nhớ tưới nước và che bóng râm để cho cây nhanh bén rễ. Khoảng cách giữa các cây thưa. Thời gian này nên tưới nước nhiều lần nhưng không nên bị ngập úng để giúp cây nhanh ra bộ rễ khỏe.
- Phân bón: cần lựa chọn phân NPK, phân hữu cơ để bón cho cây. Lượng phân có thể tùy vào tình trạng đất có độ dinh dưỡng hay không.
- Làm cỏ: sau mỗi lần bón thúc cho cây thì cần làm cỏ xung quanh gốc cây để tạo sự thông thoáng, cây tập trung nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây.
- Tỉa nhánh cho cây: lúc cây ra nhiều nhánh và bò thì bạn nên tỉa bỏ bớt nhánh để chất dinh dưỡng tập trung vào những nhánh còn lại.
- Phòng trừ sâu bệnh: Loại bệnh hay gặp khi trồng dưa hấu đường là bọ dưa, sâu vẽ bùa, bọ trĩ,... nên thăm đồng, thăm vườn thường xuyên để có biện pháp phòng trừ.

4. Thu hoạch dưa hấu đường
Khi dưa hấu được trồng trong khoảng 60 - 70 ngày thì quả chín khoảng 80 % thì bạn nên thu hoạch dưa vào để thưởng thức. Dưa hấu đường rất tốt cho sức khỏe, bạn có thể ăn luôn hoặc đắp mặt nạ làm đẹp da.

0 comments:

Post a Comment

 
HOTLINE: Zalo: 0934.128.354 -