Cà Rốt tím (Purple Carrot) là loại thực phẩm phổ biến rộng rãi trên thế giới và là món ăn yêu thích của nhiều người, cà rốt ngoài màu da cam thường thấy còn có thể có màu tím, màu vàng và màu trắng.
Cà Rốt tím là loại thực phẩm phổ biến rộng rãi trên thế giới và là món ăn yêu thích của nhiều người, cà rốt ngoài màu da cam thường thấy còn có thể có màu tím, màu vàng và màu trắng. Ít ai biết rằng, cà rốt tím và cà rốt trắng là những giống cà rốt xuất hiện đầu tiên. Cà rốt da cam và vàng là loại đột biến gen từ cà rốt tím.
Hướng dẫn cách gieo trồng và chăm sóc:
1. Thời vụ
Có thể trồng cà rốt từ tháng 7 đến tháng 2 năm sau.
• Vụ sớm: Gieo tháng 7 - 8, thu hoạch vào tháng 10 - 11.
• Chính vụ: Gieo tháng 9 - 10, thu hoạch tháng 12 - tháng 1 năm sau.
• Vụ muộn: Gieo tháng 1 - 2, thu hoạch tháng 4 - 5.
2. Chuẩn bị hạt giống và đất trồng
Hạt giống: Bạn có thể tìm mua hạt giống cà rốt tím tại các đại lý và siêu thị trên toàn quốc
Đất gieo trồng: Cà rốt ưa các loại đất có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp. Chọn đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha, đất bãi phù sa ven sông để trồng là tốt nhất.
Xử lý đất trước khi gieo hạt: Trước khi gieo hạt từ 2-3 ngày, cần xử lý đất bằng cách rải thuốc trừ sâu Diazan 10H hoặc Regent... và phun thuốc trừ bệnh Validacin, Anvil hoặc Tilt super... để diệt trừ côn trùng cắn phá rễ, thân (sùng trắng, sâu xám, sâu khoang) và các loại nấm gây thối rễ, củ.
Đất trồng cà rốt cần làm kỹ, nhặt cỏ, lên luống rộng 1,0 - 1,2 m; cao 30 - 40 cm, rãnh rộng 20 - 30 cm.
3. Gieo hạt
Cà rốt để liền chân (không trồng cây con, mà gieo hạt rồi chăm sóc cây cho đến khi thu hoạch), gieo vãi hạt trên mặt luống với lượng khoảng 100 g/sào Bắc Bộ (tương đương 2,8 - 3,2 kg/ha).
Do hạt cà rốt có vỏ và lông cứng, khó thấm nước nên cần phải xử lý hạt giống và ủ thúc trước khi gieo. Cho hạt giống vào túi vải, vò kỹ cho gãy hết lông cứng. Sau đó, trộn hạt giống với đất mùn tỷ lệ 1/1, tưới nước giữ ẩm trong 2 - 3 ngày thì đem gieo, hạt sẽ mọc đều.
Gieo hạt xong, rắc một lớp đất bột mỏng lên hạt rồi dùng rơm rạ băm nhỏ phủ đều luống và tưới ẩm.
Để dễ chăm sóc, nên gieo thành hàng ngang luống với khoảng cách 20 cm, khi cây mọc đều tỉa bớt cây xấu, kết hợp xới vun và nhặt cỏ cho cây.
4. Bón phân
Lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360 m2) như sau: 300-500 kg phân hữu cơ ủ hoai mục + 15-20 kg lân supe + 20 kg đạm urê + 30 kg kali.
Phương pháp bón: Để cây cà rốt tập trung dinh dưỡng phát triển củ được tốt, không phát triển thân lá quá mức, nông dân nên tập trung bón lót là chủ yếu (50 - 60% lượng phân vô cơ của cả vụ) và không nên bón thúc làm nhiều lần.
• Bón lót: bón toàn bộ lượng phân hữu cơ và phân lân + 10-12 kg phân đạm urê + 16-18 kg kali. Sau khi lên luống, rải phân đều trên mặt ruộng, trộn đảo kỹ và lấp một lớp đất mỏng lên trên trước khi gieo hạt.
• Bón thúc lần 1: sau khi tỉa định cây, bón 6-8 kg urê + 4-5 kg kali.
• Bón thúc lần 2: khi cây cà rốt bắt đầu phát triển củ (khoảng 60 - 65 ngày sau gieo), bón 2-3 kg urê + 6-8 kg kali.
5. Chăm sóc
Tưới nước: Sau khi gieo, mỗi ngày tưới 1 lần vào sáng sớm để cà rốt mọc đều. Khi cây cà rốt đã mọc, cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm (2-3 ngày tưới 1 lần tuỳ thời vụ và loại đất); đặc biệt là giai đoạn hình thành củ, cây cà rốt cần được cung cấp đủ nước cho sự sinh trưởng và phát triển của củ. Cần sử dụng nước sạch để tưới. Nếu có điều kiện nên sử dụng nước giếng khoan, có thể tưới nước từ các sông, ao, hồ không bị ô nhiễm.
Tỉa cây: Khi cây mọc cao 5-7cm, tiến hành tỉa lần 1, nhổ bớt những cây xấu mọc chen chúc, chỉ giữ lại khoảng cách cây cách nhau 5-7cm là vừa.
Xới xáo và vun luống: Cà rốt rất cần đất tơi xốp để phát triển củ. Vì vậy, một vụ cà rốt cần xới xáo và vun luống tối thiểu 2 lần kết hợp với bón phân thúc.
• Lần 1: Sau khi tỉa định cây, làm cỏ, xới xáo và vun nhẹ nhằm giúp cây ăn sâu xuống hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển của củ.
• Lần 2: Khi cây cà rốt bắt đầu phát triển củ, dùng cuốc vét đất ở rãnh luống phủ lên mặt luống sao cho lấp kín củ giúp cho củ không bị xanh đầu do bị tiếp xúc với ánh sáng.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh kịp thời để phòng trừ. Áp dụng biện pháp IPM và phòng bệnh là chính. Khi mật độ sâu vượt ngưỡng giới hạn cho phép, ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học (nhóm thảo mộc và nhóm vi sinh). Chỉ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép và tuân thủ hướng dẫn trên bao bì.
Cần theo dõi và phòng trừ sâu vẽ bùa, sâu xám, sâu khoang, rệp...; bệnh lở cổ rễ, thối gốc mốc sương, thối khô củ (do nấm), thối ướt thân, củ (do vi khuẩn)...
7. Thu hoạch
Khi các lá dưới chuyển màu vàng, các lá non ngừng sinh trưởng, vai củ tròn đều thì cần thu hoạch ngay để đạt chất lượng cao.
Thu hoạch vào những ngày khô nắng. Nhổ củ, làm sạch đất, rửa bằng nước sạch và cắt bớt phần lá, chỉ để lại đoạn cuống dài 15-20 cm.
Trong cà rốt có chứa các hợp chất chống oxy hóa, nên loại củ này là thành phần của hầu hết các chế độ dinh dưỡng. Nó có tác dụng chữa các bệnh về tim mạch và ung thư và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các chất dinh dưỡng và khoáng chất khác được tìm thấy trong cà rố gồm: beta-carotene, carotenoids, vitamin A, K, C, các thành phần ít béo, kali, mangan, molypden, phốt pho, ma-giê và folate.
Bên cạnh tác dụng phòng chống các bệnh ung thư và tim mạch, người ta còn thống kê được những tác dụng khác của cà rốt:
• Giúp tăng thị lực (đặc biệt là vào buổi tối).
• Giảm tỉ lệ mặc các chứng bệnh ung thư bàng quang, cổ tử cung, tuyến tiền liệt, ruột kết, thanh quản, phổi và thực quản.
• Điều chỉnh hàm lượng đường trong máu.
• Phòng, chống chứng khí thũng (1 bệnh lý của bệnh phổi).
• Trị bệnh táo bón.
• Trị ho lâu ngày không khỏi.
• Giảm Cholesterol.
• Trị chứng thoái hóa võng mạc.
• Chữa bệnh tiểu đường.
Chúc các bạn thành công!
- Hạt giống cỏ
-
Hạt giống quả
- Hạt giống dâu tây
- Hạt giống dưa lưới
- Hạt giống dưa hấu
- Hạt giống dưa leo
- Hạt giống dưa lê
- Hạt giống dưa găng
- Hạt giống dưa vàng
- Hạt giống dưa pepino
- Hạt giống dưa chuột
- Hạt giống kiwi
- Hạt giống cà chua
- Hạt giống việt quất
- Hạt giống nho
- Hạt giống phúc bổn tử
- Hạt giống dưa hấu mini
- Hạt giống dưa chuột mini
- Hạt giống dâu tây vàng
- Hạt giống dâu tây đen
- Hạt giống cà chua hình trái lê
- Hạt giống cà chua đen
- Hạt giống cà chua bi quả vàng
- Hạt giống cà chua bi quả đỏ
- Hạt giống bầu hồ lô
-
Hạt giống rau-củ
- Hạt giống rau mầm
- Hạt giống rau má
- Hạt giống rau muống
- Hạt giống rau ngót
- Hạt giống bí ngòi
- Hạt giống bắp cải
- Hạt giống bí đao
- Hạt giống bí đỏ
- Hạt giống bầu
- Hạt giống su hào
- Hạt giống su su
- Hạt giống khổ qua
- Hạt giống bạc hà
- Hạt giống khoai tây
- Hạt giống khoai lang
- Hạt giống xa lách
- Hạt giống nhân sâm
- Hạt giống sâm hàn quốc
- Hạt giống nha đam
- Hạt giống măng tây
- Hạt giống mướp
- Hạt giống bồ ngót
- Hạt giống càng cua
- Hạt giống bắp cải tí hon
- Hạt giống su hào tím
- Hạt giống mướp đắng
- Hạt giống mướp khía
- Hạt giống mã đề
- Hạt giống ngải cứu
- Hạt giống mầm lúa mạnh
- Hạt giống cải cầu vòng
- Hạt giống cà rốt tím
- Hạt giống súp lơ tím
- Hạt giống rau húng quế
-
Hạt giống hoa-cây cảnh
- Hạt giống hoa hồng
- Hạt giống hoa hướng dương
- Hạt giống hoa oải hương
- Hạt giống hoa đồng tiền
- Hạt giống hoa mười giờ
- Hạt giống hoa atiso
- Hạt giống hoa anh đào
- Hạt giống hoa sen
- Hạt giống hoa sen đá
- Hạt giống hoa sen mini
- Hạt giống hoa sen nhật
- Hạt giống hoa sen nước
- Hạt giống hoa sen cung đình
- Hạt giống hoa sen ngọc
- Hạt giống xương rồng
- Hạt giống bồ công anh
- Hạt giống hoa mai vàng
- Hạt giống hoa dạ yên thảo
- Hạt giống hoa phong lan
- Hạt giống cây sung mỹ
- Hạt giống cây Tai Thỏ
- Hạt giống hoa Thạch Lan
- Hạt giống hoa Bồ Công Anh
- Hạt giống hoa Cẩm Chướng
- Hạt giống hoa Cẩm Chương Mini
- Hạt giống hoa Cấm Tú Cầu
- Hạt giống hoa Thạch Thảo
- Hạt giống hoa BaBy
- Hạt giống hoa Hoắc Hương
- Hạt giống hoa Linh Lan Trắng
- Hạt giống hoa Lưu Ly
- Hạt giống hoa Mõm Sói
- Hạt giống hoa Phong Lữ
- Hạt giống hoa Sao Nhái Kép Hồng
- Hạt giống hoa Thu Mẫu Đơn
- Hạt giống hoa Thược Dược
- Hạt giống hoa SaLem
- Hạt giống hoa Diên Vĩ Hồng
- Hạt giống hoa Cát Cánh
- Hạt giống hoa Mắt Nai
- Hạt giống hoa Xác Pháo
- Hạt giống hoa Mây
0 comments:
Post a Comment