Tư vấn và cung cấp hạt giống các loại.
Chất lượng hạt giống tốt, tỷ lệ nảy mầm cao, giao hàng tận nhà.

Tuesday, October 25, 2016

HẠT GIỐNG MƯỚP ĐẮNG

Mướp đắng là loại cây khá  phổ biến của nước ta, ở miền Nam vẫn thường gọi là khổ qua. Cây thuộc dạng thân leo, thuộc họ bầu bí , xuất xứ từ vùng có khí hậu nhiệt đới và có tên khoa học là Momordica.


Mỗi loài có mỗi điểm riêng biệt khác nhau, mướp đáng cũng có nét riêng nổi bật của mình. Đặc trưng của mướp đắng chính là có vị đắng , quả thon dài da sần sùi, thịt dày. Ngoài qur ra, thì thân, hạt, lá của cây đều có thể sử dụng được. Mướp đắng cao sản (VA.254) là giống mướp đắng được trồng nhiều nhất hiện nay, nhờ nhiều tính ưu Việt nên được khá nhiều bà con nông dân chọn trồng, cây có khả năng kháng bệnh rất tốt, sinh trưởng và phát triển nhanh, cho nhiều quả, năng suất khá cao.
Thành phần các chất dinh dưỡng có trong mướp đắng
Protein
Cellusose, calcium, caroten
Lượng lớn vitavimin C , B
Glucid
Các loại axit như adenin, betain
glycosid đắng gọi là momordicin
Công dụng của mướp đắng
phòng chống ung thư hiệu quả
Làm giảm đường huyết, tốt cho người bị tiểu đường
Thanh mát, giải nhiệt
Trị chứng khó tiêu, táo bón giúp nhuận tràng
Lấy khổ qua bỏ ruột , thái nhỏ sắc nước uống sẽ hạ sốt, trị viêm họng
Chữa bệnh viêm khớp
Hạt khổ qua tráng dương, bổ khí,
Hoa, lá , rễ sắc uống dùng để trị lỵ nhất là lỵ amip
Lá tươi dã nát đắp lên da bị sưng mủ
Qua đó, ta có thể thấy được mươp đắng là một thực phẩm khá bổ dưỡng,”thuốc đắng dã tật”, tuy là hơi đắng nhưng rất tốt, trong chế biến nấu ăn có thể dùng một số mẹo nhỏ để giảm độ đắng giúp dễ ăn hơn. Mướp đắng thường được xào với trúng, thị bò, nấu canh nhồi thịt bằm, hoặc làm nước ép uống . Lúc chế biến muốn giảm đắng thì bỏ ruột thái mỏng, ngâm trong nước muối khoảng 20 phút, vớt ra để ráo nấu ăn rất chon mà ít đắng, và không cần nấu chín quá, chỉ cho mướp chín sơ là được.

Cách gieo trồng và chăm sóc mướp đắng
-Mùa vụ:
Mướp đắng rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới nước ta nên có thể trồng quanh năm và thích hợp nhất là vào mùa mưa
Đất trồng:
Cây thích hợp với các loại đất như đất thịt pha cát, đất mùn, tơi xốp.
Có độ PH từ 5,6 – 6
Trước khi gieo trồng thì phải chọn địa điểm trồng phù hợp, tránh xa các khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa địa.  Làm đất cho kỹ càng, cày bừa, nhặt sạch cỏ , rải thêm vôi nếu độ PH thấp, lại khử được đất.
Lên luống cao khoảng 25-30 cm, rộng 1-1,2m để dễ dàng bón phân tưới nước , dễ thoát nước chống úng.
Làm đất trước 2 tuần mới gieo hạt

-Gieo trồng:
Trước khi gieo, hạt giống mướp đắng phải được ngâm qua nước ấm , ủ hạt qua qua đêm để hạt nứt ra nhanh chóng nảy mầm hơn
Khoảng cách giữu các cây 20-25cm, mỗi hóc gieo 2,3 hạt. Tưới nước cho ẩm đất, dùng bạt che kín lại đợi đến ngày hạt nảy mầm, tránh các loài vật khác tha hay ăn mất hạt.
1 hecta có thể gieo 5kg hạt giống

-Chăm sóc:
Sau vài ngày hạt sẽ lên mầm, khi bắt đầu ra lá thì hãy bón lót cho cây, dùng phân chuồng đã ủ hoai, phân xanh, thêm tro trấu vào giúp canh nhanh chóng sinh trưởng và phát triển.
Làm dàn ho cây leo, có thể dùng tre nứa để làm
Hai tuần sau đó bắt đầu chuyển qua bón thúc cho cây , đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng để cây ra hoa kết trái, có thể bón thêm phân vi sinh  cho cây vừa an toàn không gây độc hại.
Nên áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) như các biện pháp luân, xen    canh với các cây ngoài họ bầu bí; nên dùng thuốc sinh học, để giảm áp lực sâu bệnh hại trên đồng ruộng.
Dùng nước thảo dược, chế phẩm sinh học tưới phòng trừ sâu bệnh cho cây. Khi phát hiện cây bị  sâu bệnh nhanh chóng tiêu diệt, đối với sâu ăn lá dùng Biocin 16WP ,  Aztron 7000 DBMU. Rệp dùng Imidaclorid, bệnh phấn trắng dùng  Tebuconazone+Trifloxystrobin. Nên phun đúng liều lượng, đúng cách.

-Thu hoạch:
Sau 40-50 ngày có thể thu hoạch quả, chia ra nhiều lần nên cần khéo léo tránh ảnh hưởng đến các quả chưa thu hoạch được. Trước 10-15 ngày thu hoạch không được phun các loại thuốc hóa học

0 comments:

Post a Comment

 
HOTLINE: Zalo: 0934.128.354 -