Kỹ thuật gieo trồng giống dưa lê siêu ngọt
Thời vụ sớm: cần phải trồng vào bầu cách này
tiện nhất bầu được xếp vào nơi tập trung có che phủ để tạo điều kiện có nhiệt
độ cao, dễ quản lý chim chuột không ăn hạt và khi hạt nảy mầm cũng không bị sâu
xám phá hại. Dùng đất lặn thành từng bát nhỏ hoặc lấy lá chuối tươi , bẹ cây
chuối, lá dưa dại …. khoanh thành từng khuôn như chiếc chén to, bỏ phân chộn
với đất ải vào rồi gieo mỗi bầu một hạt. Khi cây có 2 -3 lá thật thì chọn cây
đem trồng. Trồng riêng từng loại tốt xấu khác nhau để dễ dàng chăm sóc. Cũng có
thể dùng bùn ao đổ thành từng luống trên sân gạch hoặc xi măng như kiều gieo mạ
sân. khi gieo nhớ cắm đầu nhọn của hạt xuống với mật độ 4 x 5 cm một hạt, để
đến khi cây có 2 -3 lá thật thì bóc đem trồng và để nguyên cây trên từng mảng
bùn khô.
Thời vụ muộn: có thể gieo thẳng xong cũng rất khó quản lý. Tốt hơn là nên làm đất bón phân lót rồi gieo thành từng luống. Khi cây đến tuổi thì đánh đem trồng. Dù gieo thẳng hay gieo bằng cách nào cũng nên sử lý nước 530C(3 sôi 2 lạnh) để diệt trùng và kích thích cho hạt mau nảy mầm, ngâm 1 ngày một đêm và ủ nứt lanh rồi mới gieo. c. Làm đất, lên luống, bón phân lót và trồng cây Có 2 cách làm luống, làm luống để thả thân bò và làm giàn * Làm luống để thả thân bò: Mặt luống rộng 1.5 - 1.6 m, luống cao 30 cm, bổ hốc dọc theo luống. Hốc cách hốc 80- 100 cm và bón phân theo hốc. Lượng phân bón: phân hữu cơ 30 -45 tấn/ ha, phân đạm 80 kg, phân lân 250 kg, kali 80 kg nguyên chất. Trộn đều phân với đất, xoa bằng mặt. Mùa hanh khô có thể làm trũng rồi mới gieo hạt hoặc trồng cây. Cây con đem trồng chỉ vừa lấp kín mặt bầu hoặc cổ cây. Không lấp đất sâu cây dưa chậm phát triển. * Làm luống để làm giàn: Luống cao 30 cm mặt luống rộng 1.5 -1.6 m mở hai rạch dọc luống với khoảng cách 80 -90 cm bón phân lót chộn đều với đất bột rồi gieo trồng. Mỗi hốc cần một cây tốt, khoẻ với khoảng cách 30 -35 cm. lượng phân bón cho ruộng dưa theo kiều làm giàn có thể tăng thêm mộtchút, vì mật độ cây dày hơn. làm cách này cốt để lợi dụng không gian, diện tích đất tuy tốn ít nhưng số lượng hạt hoặc cây con tốn gấp 2 đến 3 lần. d. Bón phân thúc, vun xới làm cỏ. Bón thúc chia 4 lần: + Lần một bón sau khi cây có 2 -3 lá thật, lượng phân 20kg đạm + 20 kali nguyên chất/ ha + Lần 2 khi cây có 6 -7 lá thật và bắt đầu bẻ ngọn bón 20 kg đạm + 20 kali.
+ Lần 3 khi cây bắt đầu có hoa cái 40 kg Đạm + 40 kg ka li
+ Lần 4 khi bắt đầu thu quả 40 kg Đạm + 40 kg ka li.
Kết hợp với các lần bón thúc là xới vun gốc và làm cỏ. Chỉ nên xới xáo 1 lần sau khi bón thúc lần đầu, xới nông gần gốc và phía ngoài, xới sâu vun nhẹ sau đố chỉ nhổ cỏ và hót đất từ rãnh đắp gốc tránh làm đứt rễ dưa. đ. Làm giàn, bẻ ngọn và dẫn dây Làm giàn theo kiểu dấu nhân (X) có cả lẹp trên cùng và hai lẹp hai bên, giàn cao từ 2 -2,2m. * Bẻ ngọn và dẫn thân khi có giàn Khi cây leo giàn cần buộc và dẫn thân cho phân bố đều trên mặt giàn. Khi cây có 6 -7 lá thật thì bẻ ngọn chi để cho thân chính phát sinh hai nhánh tốt, còn tỉa bỏ các nhánh khác. Cây dưa lê ra quả ở ngay đốt lá đầu tiên của các nhánh và cho quả to ở nhánh cấp 2. Do đó khi cây đã có quả thì bẻ ngon, chừa lại 2- 3 lá. Từ các đợt lá lại phát sinh nhánh và lại bẻ để lại 2 nhánh. Sau khi nhánh có quả klại bẻ ngọn lần thứ 2. Sau khi nhánh thứ 2 có quả lại bẻ tiếp lần 3. Sau 2 -3 lần bẻ nhánh số quả sẽ có trên mỗi cây từ 6 -14 quả.Đối với dưa lê vấn đề bẻ ngọn để phát triẻn nhanh là vấn đề tối quan trọng.
* Bẻ ngọn và dẫn thân khi không làm giàn.
Có thể bẻ ngọn theo nhiều cách:
Cách 1: Sau lá thứ 5 thì có thể bẻ ngọn và thân chính để cho 2 nhánh cấp 1 phát triển. Khi nhánhcấp 1 có 5 -6 lá thì bẻ ngọn để cho 5 nhánh cấp 2 phát triển. Khi nhánh cấp 2 có 5 -6 lá lại bẻ ngon để nhánh cấp 3 phát triển 5 nhánh. Sau khi bẻ ngọn 3 lần một cây dưa có thể cho tới 72 hoa cái có khả năng cho quả.
Cách 2: Sau khi bẻ ngọn thân chính chỉ để 4 nhánh cấp 1 phát triển. Mỗi nhánh cấp 1 sẽ lấy 5 nhánh cấp 2 rồi để phát triển tự nhiên, sau 2 lần bẻ ngọn một cây dưa lê đã cho tới 24 hoa cái có khả năng cho quả.
Cách 3: Sau khi bẻ ngọn thân
chính để 5 nhánh cấp 1 phát triển. Trên 5 nhánh cấp 1 sẽ cho 5 hoa cái có khả năng
cho quả rồi cứ để phát triển tự nhiên. Số nhánh sẽ ra nhiều ít không đièu khiển
được, do đó số quả sẽ lộn xộn quả ra không đồng đều cả về lúa quả lẫn trọng
lượng quả. Cách thứ 3 này là cách kém nhất sau cách để thân bò tự nhiên không
bẻ ngọn. e. Chặn thân và bảo vệ quả Dưa lê hay bị gió thổi làm cuốn thân, lật
lá, nên nếu làm giàn cần phải dùng dây đay buộc thân vào giàn. Lưu ý buộc dây
dưới quả để đỡ thân, tránh sức nặng của quả làm tụt thân sẽ làm ảnh hưởng xấu
tới năng suất. Nếu để thân bò trên mặt luống thì cần dùng đất đè thân theo từng
khoảng cách 60 - 70cm không cần dùng đất trộn phận vì dưa lê ít khi ra rễ phụ.
Cũng có thể dùng ghim tre ghim thân chắc xuống mặt đất hoặc trải rơm rạ lên mặt
luống. Quả dưa lê vỏ mỏng, khi chín có mùi thơm ngào ngạt, nếu không làm giàn
cần kê để khỏi bị giun dế phá hỏng. Dùng lá che kín quả không cho lộ ra ngoài
ánh sáng, khi chín quả sẽ có màu trắng ngà, không có vân xanh và không bị vàng
quả sẽ được ưa chuộng hơn.
Thu hoạch:
Từ lúc gieo hạt tới lúc thu quả khoảng 90 - 100 ngày. Từ lúc hoa cái tàn tới lúc quả chín khoảng 30 - 40 ngày. Thời gian cho thu quả rộ 30 - 40 ngày, càng bẻ ngọn định số quả cho một cây chính xác, số quả thu càng có độ đồng đều cao và càng có thời gian thu gọn. Bố trí được thời vụ chính xác càng cho thu nhập cao (trồng sớm, trồng muộn tranh thủ thời gian khan hiếm), và vừa tranh thủ được đất đai để tăng vụ. Quả dưa lê (bạch lê) khi chín phải có màu trắng ngà và có mùi thơm. Thu hoạch xong xếp dưa vào nơi thoáng mát trong nhà để chín thêm một hai ngày nữa, làm tăng thêm phẩm chất và hương vị của dưa lê.
Từ lúc gieo hạt tới lúc thu quả khoảng 90 - 100 ngày. Từ lúc hoa cái tàn tới lúc quả chín khoảng 30 - 40 ngày. Thời gian cho thu quả rộ 30 - 40 ngày, càng bẻ ngọn định số quả cho một cây chính xác, số quả thu càng có độ đồng đều cao và càng có thời gian thu gọn. Bố trí được thời vụ chính xác càng cho thu nhập cao (trồng sớm, trồng muộn tranh thủ thời gian khan hiếm), và vừa tranh thủ được đất đai để tăng vụ. Quả dưa lê (bạch lê) khi chín phải có màu trắng ngà và có mùi thơm. Thu hoạch xong xếp dưa vào nơi thoáng mát trong nhà để chín thêm một hai ngày nữa, làm tăng thêm phẩm chất và hương vị của dưa lê.
Để giống:
Ruộng dưa lê để giống, không những phải cách ly 400 - 500m, giữa các giống dưa lê với nhau mà còn phải cách ly với cả dưa gang, dưa bở, dưa hồng, dưa ếch, dưa đá… Chọn những cây mang đầy đủ tính chất của giống dưa bạch lê - loại dưa thông thường, thường gặp: quả nhỏ, có trọng lượng chừng 0,25 - 0,3kg, có hình giống quả lê. Màu vỏ trắng ngà , có mùi thơm, ăn giòn, ngọt. Chọn giống sinh trưởng khoẻ, phát triển đều, không bị sâu bệnh phá hại. Giữ lại các quả trên nhánh cấp 2 để quả chín cây thêm vài 3 ngày so với thu thương phẩm, rồi lại để chín thêm vài ba ngày trong nhà sau khi thu, rồi mới bổ quả lấy hạt. Để hạt 1 - 2 ngày trong chậu men hay chậu sành cho lên men rồi rửa và đãi hết hạt lép. Đem hạt phơi dưới nắng nhẹ 2 - 3 ngày. Xoa hạt cho đều rồi phơi râm cho đến khi khô kiệt đem cất giữ và bảo quản, hạt phơi được nắng thì sẽ sáng đẹp.Vậy là ta đã có hạt giống dưa lê.
Ruộng dưa lê để giống, không những phải cách ly 400 - 500m, giữa các giống dưa lê với nhau mà còn phải cách ly với cả dưa gang, dưa bở, dưa hồng, dưa ếch, dưa đá… Chọn những cây mang đầy đủ tính chất của giống dưa bạch lê - loại dưa thông thường, thường gặp: quả nhỏ, có trọng lượng chừng 0,25 - 0,3kg, có hình giống quả lê. Màu vỏ trắng ngà , có mùi thơm, ăn giòn, ngọt. Chọn giống sinh trưởng khoẻ, phát triển đều, không bị sâu bệnh phá hại. Giữ lại các quả trên nhánh cấp 2 để quả chín cây thêm vài 3 ngày so với thu thương phẩm, rồi lại để chín thêm vài ba ngày trong nhà sau khi thu, rồi mới bổ quả lấy hạt. Để hạt 1 - 2 ngày trong chậu men hay chậu sành cho lên men rồi rửa và đãi hết hạt lép. Đem hạt phơi dưới nắng nhẹ 2 - 3 ngày. Xoa hạt cho đều rồi phơi râm cho đến khi khô kiệt đem cất giữ và bảo quản, hạt phơi được nắng thì sẽ sáng đẹp.Vậy là ta đã có hạt giống dưa lê.
0 comments:
Post a Comment