Tư vấn và cung cấp hạt giống các loại.
Chất lượng hạt giống tốt, tỷ lệ nảy mầm cao, giao hàng tận nhà.

Sunday, October 23, 2016

HẠT GIỐNG BẦU

Bầu có tên khoa học là lagenari vugaris, là loại cây thân thảo, khi trồng phải làm giàn vì thân leo có nhiều tua cuốn. Quả to dạng bầu dài hoặc tùy theo cách nhân giống bây giờ còn có bầu hồ lô, bên ngoài có lông màu trắng hoặc không có. Chắc hẳn bạn chẳng còn xa lạ gì với loại quả này đúng không nào? Nếu khu vườn nhà nhà bạn muốn có cây này để che bóng dâm hoặc lấy quả để ăn thì tại sao bạn không tự mình gieo hạt giống bầu và chăm sóc để thu lượm những trái bầu ngon cho gia đình nhỉ.
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây bầu
Bầu có đặc tính là phải làm giàn tạo thành bóng râm mát mẻ. Người ta có thể dùng bầu để nấu những món ăn ngon trong gia đình như bầu nấu với nghêu, với sò, bầu luộc,… Vì bầu có chứa nhiều nước, lại rất giàu chất xơ nên rất tốt cho tiêu hóa cũng như trị táo bón. Ngoài ra, bầu còn có tác dụng làm đẹp bằng cách uống nước chanh, xay nước bầu., tác dụng giảm cân bằng cách ăn bầu luộc.

Kỹ thuật gieo hạt giống bầu

Để gieo hạt giống bầu thì cũng không có gì khó khăn. Nhưng quan trọng là bạn phải tìm được nguồn hạt giống bầu đảm bảo chất lượng, để cây sinh trưởng và phát triển nhanh.
– Thời vụ gieo hạt: cây bầu có thể trồng quanh năm vì là loại cây ít bệnh và cho năng suất khác cao hơn mùa mưa, cho nên bạn có thể trồng nhiều hơn vào mùa nắng.
– Kỹ thuật gieo: trước khi tiến hành gieo hạt thì bạn tiến hành làm đất cho nhỏ, mịn và tơi xốp. Hạt không cần ngâm vẫn có thể gieo hạt được một cách nhanh chóng. Mật độ gieo hạt là trồng theo hàng hoặc hố, cây cách cây là khoảng 0,8 cm. Bạn nên đào hố theo kích thước là 50 x 50 x 30 cm, bón phân chuồng đã bị hoai mục để trồng. Khi gieo hạt xong thì lấp đất, rồi tưới nước ẩm cho hạt nhanh nảy mầm.
Kỹ thuật chăm sóc cây bầu
– Bầu là là loại cây ít sâu bệnh, khả năng chống chịu sâu bệnh rất tốt. Khi cây đã ra lá khoảng 4 – 5 lá thì bạn bắt đầu là, giàn cho cây. Vì nó là thân leo nên cần diện tích để leo trên cao.
– Bạn nên bấm ngọn, nhánh cho cây cho đến khi bầu lên giàn thì không nên tỉa nữa. Dây nhanh từ gốc cho đến lên giàn thì bạn nên làm cho gốc được thông thoáng bằng cách tỉa đi. Hàng ngày nên tưới nước thường xuyên cho bầu.
– Phòng trừ sâu bệnh: bầu thường bị những loại bệnh như sâu cuốn lá, cây héo,… khi phát hiện thì bạn nên loại bỏ những cây héo, lá sâu bệnh và tìm cách để loại bỏ đi bệnh.
– Thu hoạch: Sau khi trái bầu ra hoa thì chỉ sau khoảng 10 – 12 ngày là bạn đã có thể thu hoạch được rồi. Hãy dùng dao để cắt cuống, lấy quả để chê biến những món ăn ngon.

0 comments:

Post a Comment

 
HOTLINE: Zalo: 0934.128.354 -